Hệ thống đèn trên ô tô không chỉ đảm bảo an toàn khi di chuyển trong điều kiện thiếu sáng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cảnh báo hiệu quả đến những người tham gia giao thông khác. Trong bài viết này, Taimatsu sẽ cung cấp cho bạn các loại đèn trên xe ô tô và chức năng, công dụng của từng loại.
Các loại đèn trên xe Ô tô?
Mỗi loại đèn đảm nhiệm một chức năng riêng biệt, từ đèn pha giúp quan sát đường đi, đèn xi nhan báo hiệu chuyển hướng, đến đèn phanh cảnh báo giảm tốc độ. Việc nắm rõ chức năng của từng loại đèn giúp người lái xe sử dụng chúng một cách hiệu quả, sẽ đảm bảo được an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác. Dưới đây là những mẫu đèn trên xe ô tô.
1. Đèn Pha và Cos xe ô tô
Đèn pha (đèn chiếu sáng xa) và cos (đèn chiếu gần) là loại đèn thiết yếu cho việc lái xe an toàn vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Hai loại đèn này điều mang đến ánh sáng chiếu sáng quan trọng.
Độ chiếu xa của đèn pha:
Chức năng: Đèn pha được thiết kế để chiếu sáng một khoảng cách xa phía trước xe, giúp người lái quan sát đường đi khi lái xe vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.
Độ sáng: Đèn pha phát sáng mạnh và có thể chiếu xa từ 100 đến 200 mét, giúp nhận biết các vật cản, biển báo hoặc những người đi bộ ở khoảng cách xa.
Thiết kế: Đèn thường được làm từ các bóng đèn halogen, LED hoặc xenon. Ánh sáng từ đèn pha có thể gây giảm mắt cho những người lái xe đến gần, người đi xe ngược chiều. Vì vậy, người lái xe nên tắt đèn pha khi có xe ngược chiều khác.

Đèn chiếu gần ( đèn cos):
Chức năng: Đèn cos được thiết kế để chiếu sáng khu vực ngay trước xe mà không làm mờ mắt người lái xe đối diện. Nó giúp tăng cường an toàn cho cả người lái xe và những người tham gia giao thông khác.
Độ sáng: Đèn cos có ánh sáng dịu dàng hơn so với đèn pha, thường chỉ chiếu sáng một khoảng cách từ 30 đến 50 mét phía trước xe.
Thiết kế: Tương tự như đèn pha, đèn điện cũng có thể sử dụng đèn halogen, đèn LED hoặc xenon, nhưng có cách bố trí phản xạ khác để tạo ra ánh sáng chiếu sáng gần hơn.
Cả hai loại đèn này đều rất quan trọng cho việc lái xe an toàn vào ban đêm. Đèn pha giúp chiếu sáng xa trong khi đèn điện tạo điều kiện an toàn cho tất cả mọi người trên đường.

2. Đèn sương mù (đèn gầm)
Đèn sương mù hay còn gọi là đèn gầm, một loại đèn chiếu sáng trên xe ô tô được thiết kế đặc biệt gần dưới gầm xe để cải thiện tầm nhìn trong điều kiện thời tiết như sương mù, mưa phùn.
Đèn sương mù thường phát ra ánh sáng màu vàng, trắng ngã vàng hoặc trắng sáng, giúp giảm hiện tượng phản chiếu ánh sáng từ hạt nước hoặc sương mù.
Vị trí đèn sương mù thường được gắn ở phía trước của xe, ngay khu vực cản trước phía dưới. Đây là vị trí phổ biến nhất vì nó giúp chiếu sáng tầng dưới mặt đường.

3. Đèn hậu xe ô tô
Đèn hậu ô tô là một phần quan trọng trong hệ thống chiếu sáng của xe, giúp người lái xe phía sau nhận biết rõ vị trí và trạng thái của xe trước đó, đặc biệt vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng thuận lợi. Thường có dạng hình chữ nhật hoặc vuông và được đặt ở phần cuối của xe, thường là ở cản sau hoặc bên hông.

4. Đèn xi nhan
Đèn xi nhan hay còn được gọi là đèn tín hiệu rẽ, giúp cung cấp thông tin cho các phương tiện và người tham gia giao thông khác về hướng di chuyển của xe.
Chức năng của đèn xi nhan được sử dụng để thông báo cho các phương tiện khác và người đi bộ về ý định rẽ trái hoặc rẽ phải của xe.
Người lái xe nên sử dụng đèn xi nhan trước khi thực hiện các hành động như rẽ hoặc chuyển làn ít nhất 30 mét trước khi thực hiện, nhằm đảm bảo các phương tiện khác có đủ thời gian để phản ứng.

5. Đèn phanh xe
Đèn phanh là đèn dừng, đèn phanh sẽ phát sáng khi người lái xe nhấn phanh, thông báo cho các phương tiện phía sau rằng xe đang giảm tốc độ hoặc dừng lại.
Trong một số tình huống, như khi xe dừng lại đột ngột, đèn phanh có thể phát sáng để cảnh báo các phương tiện khác về sự hiện diện của xe, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.

6. Đèn khẩn cấp
Đèn khẩn cấp là một chức năng đặc biệt của đèn xi nhan. Khi nhấn nút khẩn cấp, đèn tín hiệu của cả hai bên, phía trước và phía sau sẽ nhấp nháy liên tục, thay vì chỉ một bên như thông thường.
Đèn khẩn cấp được sử dụng trong các tình huống về tình trạng nguy hiểm của chiếc xe, vì vậy người lái xe cần nắm rõ các trường hợp nên sử dụng đèn khẩn cấp để tránh bị phạt không đáng có.
- Khi gặp sự cố bất ngờ trên đường: Bật đèn khẩn cấp giúp các phương tiện khác nhận biết để có thể né tránh hoặc hỗ trợ.
- Khi di chuyển qua những khu vực đông đúc: Trong các vùng giao thông đông đúc, hỗn loạn, nơi có nhiều điểm mù, việc bật đèn sẽ giúp những người xung quanh nhận ra có xe đang ở gần.
- Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu: Trong những tình huống tầm nhìn bị hạn chế do thời tiết xấu, bật đèn khẩn cấp sẽ giúp thông báo cho những xe khác biết rằng có xe đang tới gần.
7. Đèn trong cabin
Đèn trong cabin chủ yếu chiếu sáng không gian bên trong xe, tạo điều kiện thuận lợi chiếu sáng cho nội thất xe. Được đặt ở trần cabin, gần cửa ra vào, và những vị trí thuận tiện khác tạo nên không khí thoải mái và dễ chịu trong hành trình.

Hi vọng, qua bài viết này Taimatsu đã mang đến cho bạn một kiến thức đáng giá về tất cả các loại đèn trên xe ô tô và chức năng, công dụng của mỗi loại!
Có thể bạn quan tâm: Giải pháp tăng sáng đèn Ô tô văn minh